Đá Thạch Anh được bán tại Yên Bái.
Yên Bái thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có trữ lượng Thạch Anh khá lớn. Tuy nhiên, chất lượng không quá cao cùng với vận chuyển khó khăn khiến cho dân ngáo đá chủ yếu đến với vùng đất này để tìm Ruby hoặc Tourmaline.
Tại Yên Bái, thạch anh tóc, thạch anh trắng trong được tìm thấy khá nhiều trước kia nhưng sau khi bi khai thác cạn kiệt, bây giờ thật khó để tìm được một lượng nhiều như mong muốn.
Xem thêm: Các dạng đá thạch anh vụn tự nhiên 100%
Chợ Đá Quý Yên Bái mở mỗi ngày tại huyện Lục Yên từ những năm cho đến nay vẫn nhộn nhịp đều đặn. Cơn sốt đá quý được tạo bởi làn sóng di cư tìm đá đỏ (ruby) lúc đó, người Pháp phát hiện đến trước và khai thác phần lớn số lượng đá quý ở đây.
Hiện tại, không còn quá nhiều đá hay dân trong ngành nói bây giờ chỉ có mót là chủ yếu. Nói như vậy, nhưng chuyện lâu lâu nghe đâu đó có người tìm được những viên Hồng Ngọc trị giá tỷ đồng là chuyện rất bình thường. Thạch Anh Tóc được mài nhẵn thành những mặt dây chuyền, các loại đá khác có thể mài bóng hoặc mài facet tạo ra giá thành cao hơn. Các loại đá sau chế tác được lưu giữ và bán ở dạng vụn cho mục đích phong thủy.
Và ngoài ra, có một loại thạch anh tóc được bán ở chợ. Từ trường của thạch anh tóc cao hơn thạch anh thường, do vậy giá cả cũng cao hơn. Bà chủ chuyên bán thạch anh ở chợ còn sở hữu vài viên thạch anh ngũ sắc được đánh giá cao.
Dù thế, đắt giá nhất vẫn là những viên ruby hồng xa xỉ. Một viên nhỏ, chất lượng vừa phải để làm mặt nhẫn, mặt dây chuyền cũng có giá vài triệu. Ruby đỏ vụn còn được mua với giá 2 triệu đồng/kg để làm tranh đá quý. Mỗi người đến chợ đều mang theo một chiếc đèn pin nhỏ để kiểm tra đá.
Viên đá được đánh giá đẹp là độ đậm của màu sắc, độ trong và không bị xước. Người mua thường soi rất kỹ để tìm ra góc nào viên đá cho màu sắc đẹp nhất, từ đó mới ước lượng giá cả. Những khu khai thác đá quý thường không thấy hết giá trị của viên đá mình tìm được. Trong khi những ông chủ đá quý thấy được vẻ đẹp độc nhất đằng sau lớp vỏ xù xì.
Vậy nên ở chợ tại tỉnh Yên Bái này không hiếm các câu chuyện từ một viên đá vài trăm nghìn đồng, qua tay người nọ, người kia có thể lên đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Việc mua bán diễn ra hết sức hạn chế, song đã thành thông lệ chợ vẫn họp mỗi ngày. Bởi lẽ, người bán, người mua đến chợ còn để nghe ngóng, trao đổi. Những phi vụ kinh doanh đá quý lớn thường diễn ra trong thế giới ngầm.
Bao nhiêu năm tồn tại, chợ đá quý tại Yên Bái này còn trở thành một nét độc đáo với khách du lịch gần xa. Vị khách nước ngoài này mua một viên ruby với giá 2 triệu đồng.
Với những biến đổi lớn của kinh tế và khí hậu, khiến cho ngành đá ngày càng chậm hơn. Cũng chính vì vậy, người dân đá Lục Yên không còn mặn mà với nghề đá như trước, các chuyên gia đi rừng hiện nay chủ yếu là những người đá gắn bó với nghề đá quá lâu và có chút ghiền đối với những viên đá màu hồng đầy mê hoặc này.