Đá mắt hổ và những bí ẩn suốt 125 năm không có lời giải đáp:
Theo các nhà địa chất thuộc bang Penn State, vẻ đẹp của một tinh thể nằm trong đôi mắt người xem, nhưng khi nói về vẻ đẹp của đá mắt hổ thì có lẽ rất nhiều nhà địa chất đã sai lầm khi đánh giá.
Các tinh thể mắt hổ phổ biến chủ yếu với màu nâu sẫm đan xen các dải vân màu vàng và lấp lánh trong bóng tối được sử dụng làm đồ trang sức từ rất nhiều thế kỉ trở lại đây. Khi tinh thể này mới được phát hiện ở Tây Âu nó được xếp vào loại hiếm có. Nhưng ngay sau đó, một cuộc truy lùng khai thác triệt để loại đá quý này ở Nam Phi đã diễn ra vào những năm 1880, và điều này đã làm giảm giá trị của nó, khiến giá thành đá mắt hổ bán ra thị trường khá rẻ mạt. Cho đến ngày hôm nay, nó đã trở thành loại đá phổ biến, dễ kiếm và được xem là một trong những loại đá phong thủy rẻ nhất.
Kể từ năm 1873, các nhà địa chất học đã khẳng định rằng mắt hổ là một ví dụ khá thực tế về giả thuyết của hiện tượng giả hình. Trong cấu trúc giả hình, các phân tử của vật chất ban đầu sẽ được thay thế bởi một vật chất khác có cấu trúc vật lý không đổi. Bởi vậy, khi quá trình gỗ hóa thạch diễn ra, vật chất của cây sẽ được thay thế bằng các khoáng chất, nhưng hình dạng của cây, hay sự phân chia vòng đời tuổi thọ xuất hiện trên thân gỗ vẫn không thay đổi.
Tiến sĩ Peter J. Heaney (một nhà khoáng vật học tại Đại học Pennsylvania, University Park), nói: "Tôi nghiên cứu về tinh thể đá mắt hổ vì tôi mong muốn có thể nhìn thấy hiện tượng giả hình xảy ra và muốn hiểu rõ hơn về quá trình thay đổi trạng thái vật chất diễn ra như thế nào. Nhưng khi tôi nhìn thấy phần cắt ngang của phiến đá, tôi nhận ra đó không phải là cấu trúc giả hình".
Vào cuối những năm 1800, các nhà địa chất nêu ra một giả thuyết đá mắt hổ có quan hệ với một hòn đá lai 2 màu xanh da trời và xanh lam ( tức là đá hawk's eye- mắt chim ưng) , và 2 loại đá này có liên quan đến nhau do chúng đều là những chất thay thế thạch anh của crocidolite (một dạng amiăng màu xanh da trời). Họ tin rằng thạch anh đã thay thế hầu hết chất amiăng màu xanh, và chất asbestos ( 2 thành phần tạo nên màu xanh có trong đá hawk's eye) bên trong đá . Họ khẳng định trong đá mắt hổ, hiện tượng giả hình đã xảy ra và sự gỉ sét trong chất amiăng đã gây ra màu vàng cho đá.
Heaney đã phát hiện ra quan niệm sai lầm của một nhà nghiên cứu hooc môn người Đức-bác sĩ F. Wibel, viết vào năm 1873. Wibel kết luận rằng mắt hổ hình thành khi crocidolit (một dạng amiăng màu xanh) trong tinh thể được thay thế bằng các tinh thể sợi chalcedony- một dạng sợi thạch anh. Wibel nghĩ rằng đó là những vật chất dạng sợi có khả năng khiến viên đá trở nên đẹp lung linh.
"Giả thuyết này đã không được thừa nhận kể từ khi Wibel đề xuất nó vào năm 1873", Heaney cho biết trong một bài báo trên tạp chí Geology vào tháng 4 : “Cách giải thích của Wibel đã có trong các sách giáo khoa về khoáng vật học chuẩn trong suốt 125 năm qua ". Một điều đáng ngạc nhiên là đá mắt hổ là một trong số ít những loại đá quý mà hầu như không có một quá trình phân tích vi mô hiện đại nào.
Heaney và Tiến sĩ Donald M. Fisher ( giáo sư địa chất) đã khám phá bên trong đá mắt hổ bằng cách sử dụng kính hiển vi quang học ánh sáng, kỹ thuật nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử để xác định nguồn gốc của các tính chất sợi tạo nên hiệu ứng mắt mèo trong viên đá quý này. Hiệu ứng mắt mèo xuất hiện do sự phản xạ ánh sáng hoặc do màu sắc của các quang phổ ánh sáng tạo khúc xạ khiến ánh sang phản chiếu trong đá chạy theo 1 hướng khác .
"Khám phá của chúng tôi phát hiện ra rằng đá thạch anh có khả năng tạo thành đá mắt hổ cho thấy không có bằng chứng nào kết luận không có đá đa khoáng xuất hiện trong mẫu vật ở Nam Phi mà chúng tôi đang kiểm chứng", Heaney cho biết.
Nhà nghiên cứu Penn State nói: "Các kết cấu quan sát thấy trong mắt hổ không đưa ra bằng chứng thuyết phục nào cho giả thuyết thạch anh tạo thành mắt hổ khi xảy ra phản ứng với amiăng".
Tuy nhiên, nếu mắt hổ không nằm trong cấu trúc giả hình, thì phải có một lời giải thích khác hợp lý cụ thể để minh chứng cho điều này. Bởi vậy, bí ẩn về sự hình thành đá mắt hổ vẫn luôn gây ra sự tranh cãi trong giới nghiên cứu địa chất và tất nhiên là điều này chưa bao giờ đi đến hồi kết.